Nhận định, soi kèo Braga vs AVS Futebol, 0h00 ngày 14/4: Đẳng cấp chênh lệch
本文地址:http://account.tour-time.com/html/72f899123.html%20l
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Gangwon vs Gwangju, 12h00 ngày 13/4: Khách trọn niềm vui
Đất bố cho con, dì ghẻ có được quyền đòi thừa kế?
GS.TS Phạm Văn Lình làm Hiệu trưởng Trường ĐH Hồng Bàng trong một buổi lễ bổ nhiệm trực tuyến.
GS Phạm Văn Lình (Ảnh: nhà trường cung cấp) |
GS Phạm Văn Lình, sinh năm 1955, quê ở Ninh Giang, Hải Dương.
Ông Lình tốt nghiệp bác sĩ y khoa, bác sĩ chuyên khoa cấp II chuyên ngành ngoại tiêu hóa tại Trường Đại học Y Dược Huế, Cử nhân tiếng Anh tại Trường Đại học Sư phạm Huế, Tiến sĩ Y khoa tại Học viện quân y Hà Nội và được công nhận Giáo sư Y học năm 2013.
GS Lình từng đảm nhận qua các vị trí như Hiệu trưởng Trường ĐH Y Dược Huế; Hiệu trưởng Trường ĐH Y Dược Cần Thơ kiêm giám đốc của các bệnh viện thuộc các trường ĐH này.
Trong nghiên cứu, GS Lình đã công bố nhiều bài báo khoa học ở các tạp chí trong nước và quốc tế.
Lê Huyền
Nhiều trường ĐH công lập và tư thục hiện nay đang khuyết vị trí hiệu trưởng, dẫn đến các phó hiệu trưởng được giao phụ trách trường trong thời gian rất dài.
">Giáo sư Y học 66 tuổi làm Hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng
Câu chuyện xảy ra ở một ngôi làng ở Giang Tây, Trung Quốc. Sau khi chủ qua đời vào năm 2020, chú chó không chịu rời bỏ ngôi mộ.
Chú biến ngôi mộ trên ngọn đồi thành "nhà" của mình, chỉ thỉnh thoảng xuống làng tìm thức ăn. Một số người dân trong làng đưa chú về nuôi nhưng lần nào chú chó cũng tự chạy trở lại mộ chủ.
Năm 2022, một nhà sáng tạo nội dung nổi tiếng trên mạng xã hội Trung Quốc, có tài khoản là ganpojiege, đồng thời là chủ trung tâm cứu hộ chó ở Giang Tây, biết đến câu chuyện và quyết định ra tay giúp đỡ.
Khi anh tìm thấy, chú chó đang bị viêm da nặng và một chân bị tật. Để dẫn dụ chú chó đi theo, anh dùng xúc xích, thức ăn cho nó ăn.
Trước khi đưa về trung tâm cứu hộ để điều trị, anh đứng trước mộ chủ của chú chó và hứa sẽ thường xuyên đưa chú chó quay lại thăm.
Anh đặt tên cho chú chó là Zhongbao. Để chữa bệnh cho chú chó, anh không ngần ngại đưa nó đến bệnh viện thú y ở Thượng Hải. Tại đây, sau thời gian điều trị chuyên sâu, chú chó đã hoàn toàn bình phục.
Hiện tại, sau 2 năm, Zhongbao sống cùng hàng trăm chú chó khác tại trung tâm cứu hộ.
Hình ảnh mới nhất trên mạng xã hội hôm 5/11 cho thấy, Zhongbao có bộ lông dài mượt, khỏe mạnh và tràn đầy sức sống. Giữ đúng lời hứa, chủ mới vẫn thường xuyên đưa Zhongbao quay lại thăm mộ chủ cũ.
Câu chuyện của Zhongbao khiến hàng nghìn người xúc động.
"Tôi đã khóc khi thấy lòng trung thành của Zhongbao dành cho chủ nhân"; "Thật may mắn khi Zhongbao gặp được một người tốt bụng, tiếp tục chăm sóc nó thay cho chủ cũ"... người dùng mạng bình luận.
Chủ qua đời, chú chó dành 2 năm chỉ làm một việc khiến hàng nghìn người xúc động
Nhận định, soi kèo Liverpool vs West Ham, 20h00 ngày 13/4: Tăng tốc
Quá trình tập huấn của Malaysia dự kiến diễn ra tại Amman, Jordan.
Malaysia thay đổi rất nhiều so với trận thua Việt Nam tại UAE |
Ở đây, Malaysia sẽ có hai trận giao hữu với các đối thủ mạnh của bóng đá châu Á, gặp Jordan (hạng 93 thế giới) và Uzbekistan (84).
So với lần gần nhất gặp đội tuyển Việt Nam, thuộc vòng loại World Cup 2022 trên sân trung lập ở UAE, Malaysia thay đổi rất nhiều.
HLV Tan Cheng Hoe chỉ giữ lại 12 cầu thủ vừa trở về từ UAE, bao gồm các trường hợp nhập tịch.
Họ là đội trưởng Aidil Zafuan Abd Radzak, thủ môn Khairulazhan Khalid, Rizal Ghazali, Dominic Tan, Dion Cools, Irfan Zakaria, Syahmi Safari, Nazmi Faiz Mansor, Akhyar Rashid, Syafiq Ahmad, Luqman Hakim Shamsudin và Guilherme de Paula.
Ông Tan Cheng Hoe triệu tập 6 gương mặt hoàn toàn mới cho Malaysia. Ngoài ra, 6 người còn lại từng được gọi trong quá khứ.
"Harimau Malaya" tập trung tại Kuala Lumpur vào ngày 1/10, rồi hôm sau bay sang Amman.
Đây được xem là giai đoạn tập huấn rất quan trọng của Malaysia, để HLV Tan Cheng Hoe đánh giá một số cầu thủ.
Từ đó, Malaysia sẽ hình thành đội ngũ tốt nhất để dự AFF Cup 2020, cũng như thi đấu vòng loại Asian Cup 2023.
Ở AFF Cup 2020, Malaysia nằm cùng bảng B với Việt Nam, Indonesia, Lào và Campuchia.
Báo chí Malaysia và Indonesia đều nhận định Việt Nam nhỉnh hơn, gần như nắm trong tay chiếc vé đầu tiên vào bán kết.
![]() |
Danh sách đội tuyển Malaysia |
TT
Truyền thông Malaysia và HLV Tan Cheng Hoe đều thận trọng khi Malaysia tái ngộ tuyển Việt Nam tại bảng B AFF Cup 2020.
">Malaysia làm mới chờ đấu Việt Nam ở AFF Cup 2020
SEA Games 32 ngày 8/5: Chờ 'mưa vàng' ở điền kinh, bơi lội
Sau khi tốt nghiệp, nữ sinh giành học bổng toàn phần theo học hai ngành Văn học so sánh và ngành Ngôn ngữ và Văn học tiếng Trung tại Trường ĐH Iowa (Mỹ).
Iowa vốn là thành phố thứ 3 của thế giới sau Edinburgh (Scotland) và Melbourne (Úc), cũng là thành phố đầu tiên của nước Mỹ được UNESCO công nhận là Thành phố văn chương.
Những trải nghiệm tại ngôi trường công lập hàng đầu nước Mỹ đã cho Linh cách nhìn nhận khác về việc dạy và học môn Văn.
Phạm Hồ Uyên Linh là sinh viên ngành Văn học so sánh và ngành Ngôn ngữ và Văn học tiếng Trung tại Trường ĐH Iowa (Mỹ). |
Giảng viên không dạy cách cảm nhận một tác phẩm văn học
Khi tôi quyết định đi du học ngành Văn ở nước Mỹ, không ít người đã rất ngạc nhiên. Nhưng Iowa giống như một nam châm ma lực hấp dẫn hầu hết tất cả những người yêu và viết văn trên toàn thế giới. Khi theo học, không ít trải nghiệm ở đây khiến tôi hứng thú và bất ngờ.
Trước đây, tôi từng là học sinh giỏi quốc gia môn Ngữ Văn tại Việt Nam với 2 năm liên tiếp đều đoạt giải. Từng là người có điểm cao nhất cả nước, nhưng điểm số khi ấy của tôi vẫn chỉ đạt 18/20, tức chưa phải là mức điểm tuyệt đối.
Ở Việt Nam, dù trong các bài kiểm tra thông thường hay bất kỳ cuộc thi nào đó, rất hiếm khi học sinh có thể đạt được điểm tuyệt đối ở môn Văn.
Nhưng ở Mỹ lại khác, học sinh hoàn toàn có thể giành được điểm tuyệt đối mà không cần phải viết đúng theo barem nào cả. Giáo viên Mỹ cũng không chấm điểm cho học sinh theo ý. Chỉ cần bài viết có chất văn, lập luận sắc sảo, dẫn chứng thuyết phục, người học hoàn toàn có thể đạt điểm A hay A+ dù điều đó có thể đối lập với quan điểm của số đông hay bày tỏ suy nghĩ khác với thầy cô.
Học sinh được khuyến khích nói ra suy nghĩ của mình, kể cả đó là suy nghĩ, quan điểm khác biệt.
Linh là là cựu học sinh Trường Phổ thông Năng khiếu (ĐH Quốc gia TP.HCM).
Suốt những năm cấp 3, chúng tôi quen với hình ảnh người đàn bà hàng chài trong “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu phải là người lam lũ, cam chịu. Tất cả những phân tích, cảm nhận khác với điều đó đều được cho là không đúng.
Nhưng thực tế, không có cảm nhận nào là hoàn toàn đúng cho một tác phẩm văn học, kể cả đó là ý kiến của các nhà phê bình, thì cũng không có giá trị tuyệt đối. Ép học sinh vào một lối nghĩ sẵn có sẽ làm học sinh mất dần tư duy văn chương độc lập, khả năng tư duy logic và diễn giải thuyết phục.
Một điểm khá thú vị, khi viết văn ở Mỹ, chúng tôi hoàn toàn có thể mở tài liệu để tìm dẫn chứng. Điều này hoàn toàn khác với ở Việt Nam, học sinh phải học thuộc lòng từng câu, từng chữ dẫn chứng trong một tác phẩm văn học.
Muốn học được môn Văn, phải “ngốn” số lượng sách khổng lồ
Học Văn nên dĩ nhiên, số lượng tác phẩm văn học mà chúng tôi phải đọc tương đối nhiều. Thông thường, mỗi tuần, thầy cô sẽ đưa ra số lượng tác phẩm, thể loại cụ thể sinh viên cần phải đọc. Chúng tôi cũng được phép đề xuất những tác phẩm mình mong muốn.
Sinh viên sẽ phải đọc toàn bộ tác phẩm được giao trước khi đến lớp. Tất nhiên, đọc không có nghĩa là đọc lướt cho xong mà còn phải cảm nhận và tìm được điểm hay/chưa hay ở tác phẩm ấy. Khi đến lớp sẽ chỉ là những cuộc thảo luận cởi mở, sôi nổi về sự cảm nhận sau khi đã đọc xong tác phẩm.
Mỗi người hoàn toàn có thể nêu ý kiến cảm nhận khác nhau. Nhiệm vụ của giảng viên chỉ là đặt câu hỏi để đảm bảo cuộc thảo luận có trọng tâm và giúp sinh viên củng cố vững chắc lập luận chứ không phải ngồi giảng giải, càng không phải là đọc để sinh viên chép lại nội dung phân tích của mình.
Tất cả ý kiến đều sẽ được ghi nhận và giáo viên là người thống nhất một số kết luận chung, nhưng mỗi người vẫn được giữ quan điểm của riêng mình. Các sinh viên có thể ghi chép lại tất cả cuộc thảo luận của các bạn và thầy cô.
Một điểm đặc biệt, ở Mỹ rất đề cao việc đọc. Kỳ trước, chỉ tính riêng lớp “Văn học thế giới toàn cầu”, tôi đã phải đọc tới 15 cuốn sách. Trong khi đó, mỗi kỳ, sinh viên cần lấy từ 4 – 6 lớp.
Năm ngoái, có 1 học kỳ tôi đã thử ghi chép lại tên những cuốn sách mình đã đọc. Thật bất ngờ, nguyên một học kỳ đó, tôi đã đọc được tới 62 – 65 quyển sách.
Nhưng điều này khá bình thường ở “thành phố văn chương”. Tại đây, bước ra ngoài đường, bạn sẽ phải ngạc nhiên khi thấy ai cũng đang đọc sách. Ví dụ, ngồi trên xe bus, mọi người sẽ chọn đọc sách thay vì nghịch smartphone.
Sẽ không bị lạc loài khi bạn tự nhiên bắt chuyện với một người lạ và nói rằng: “Đây là cuốn sách mà tôi rất yêu thích”.
Trong thành phố, tôi cũng không thể đếm nổi có bao nhiêu hội nhóm liên quan đến hoạt động đọc sách. Thậm chí, ngay tại hội sinh viên Việt Nam trong Trường ĐH Iowa của tôi cũng có một câu lạc bộ đọc sách riêng. Thời điểm nghỉ hè, sinh viên vẫn thường gặp nhau mỗi tuần để trao đổi về cuốn sách mình đang đọc.
Bởi vậy, học ở Iowa, người học cũng được thúc đẩy việc đọc để không bị “thụt lùi”.
Nhiều cách kiểm tra lý thú
Ở mỗi môn học, người học sẽ phải tham gia một số bài kiểm tra theo những cách thức khác nhau, nhưng hầu hết đều đòi hỏi sự sáng tạo của người học.
Ví dụ, tôi từng tham gia lớp “Phụ nữ trong văn học tiền hiện đại ở Đông Á”. Sau khi đọc 4 – 5 tác phẩm, chúng tôi được yêu cầu phải làm một bài kiểm tra: “Viết lại tác phẩm văn học trong bối cảnh thời kỳ hiện đại”.
Trong những tác phẩm tiền hiện đại của Đông Á, nhiều nhân vật không có tên, có tuổi. Ngay cả khi chuyển sang thời hiện đại, nếu người viết đặt cho nhân vật đó một cái tên thì cũng phải giải thích được lý do vì sao mình lại đặt cho họ một cái tên như thế.
Những bài kiểm tra này chủ yếu bắt sinh viên phải lý giải “tại sao lại có suy nghĩ như vậy” hơn là kiểm tra khả năng ghi nhớ.
Hay ở trong lớp “Văn học Nga”, sau khi đọc xong các tác phẩm bất hủ của Lev Tolstoy hay Dostoyevsky, chúng tôi phải làm bài tập là: “Tưởng tượng Lev Tolstoy và Dostoyevsky gặp nhau trong lúc hai ông đang viết các tác phẩm của mình. Khi đó, họ sẽ đánh giá tác phẩm của nhau như thế nào?”.
Còn trong lớp “Văn học thế giới”, sau khi đọc xong một tác phẩm bất kỳ, giảng viên sẽ yêu cầu chúng tôi làm một dự án sáng tạo. Trong lớp tôi, có bạn chọn làm về thơ Trung Quốc. Vì “thi trung hữu họa” nên bạn ấy đã vẽ một bức tranh và đề từ cho bức tranh đó dựa trên bài thơ mà mình đã đọc. Điều đó làm giáo viên vô cùng thích thú.
Hồi năm thứ 2, tôi có theo học một lớp có tên gọi “Văn chương thế giới ngày nay”. Trong lớp học đó, chúng tôi đã được học tới 40 nhà văn đến từ khắp nơi trên thế giới. Mỗi ngày, sẽ có một giảng viên giảng dạy một chuyên đề khác nhau, ví dụ dạy học sinh cách viết, cách đọc sách hay xuất bản sách ở quốc gia của họ.
Kết thúc môn, bài tập của chúng tôi là lựa chọn và phỏng vấn một nhà văn bất kỳ trong số 40 nhà văn đó, sau đó viết về một chủ đề mà mình quan tâm.
Rất nhiều lĩnh vực thời sự đã được sinh viên lựa chọn để viết. Điều đó vừa cho phép người học nói lên quan điểm, ý kiến riêng của bản thân, đồng thời cũng khiến người dạy cảm thấy hứng thú với tiết học, vì chính họ cũng đã học được rất nhiều thứ từ sinh viên.
Thúy Nga(Ghi)
Giáo dục 'cá nhân hóa', cũng như giúp trẻ xây dựng nhân cách từ lứa tuổi tiểu học là những điều khiến cô giáo trẻ người Việt ở xứ Kiwi cảm thấy hứng thú.
">Trải nghiệm học Văn ở nước Mỹ của 10X từng giành giải Nhất quốc gia
友情链接